Đá sinh tháng 9

Saphir (Sapphire)

Danh mục nội dung

Tổng quát

Ý tưởng về đá quý theo ngày tháng năm sinh của người đeo bắt nguồn từ thời cổ đại của người Hy Lạp, Ai Cập, La Mã, Ấn Độ và Ba Tư. Trong một số nền văn hóa, một loại đá quý nhất định sẽ ứng với một tháng nào đó. Tất cả các đá quý ứng với các tháng trong năm đều bắt nguồn từ hệ thống Kinh Thánh đã được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước.

Theo quan niệm này, đá quý có thể ảnh hưởng rất lớn đối với chủ nhân của chúng. Sự lựa chọn đúng đắn có thể mang lại nhiều thành công trong cuộc sống của người sở hữu, ngược lại, việc lựa chọn sai loại đá quý có thể ảnh hưởng xấu đến chủ nhân với một số hậu quả nghiêm trọng.

Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ trước khi sở hữu một viên đá quý được coi là cực kỳ quan trọng. Tức là, bạn nên đeo đá quý theo tháng sinh của mình. Hãy cùng tìm hiểu xem tháng sinh bạn phù hợp với loại đá quý may mắn nào.

Saphir (Sapphire)

Saphir, viên đá giành cho những ai sinh vào tháng 9, là viên đá có tất cả các màu sắc khác nhau của cầu vồng – ngoại trừ màu đỏ. 

Tên gọi “sapphire” có gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu lam. Saphir từ lâu đã gắn liền với hoàng gia, sự lãng mạn và tượng trưng cho lòng chung thủy và tâm hồn. Ở Việt Nam, Saphir màu lam (xanh dương) còn được gọi là “Lam ngọc”. 

Theo truyền thống, Saphir tượng trưng cho sự chân thành, chân thật, chung thủy và sự cao quý. Giới thượng lưu của Hy Lạp và La Mã cổ đại tin rằng Saphir lam bảo vệ chủ nhân của họ khỏi bị tổn hại và sự ghen tị. Các giáo sĩ thời Trung Cổ đeo Saphir vì chúng tượng trưng cho Thiên đường. Người Ba Tư cổ đại tin rằng Trái Đất thực sự nằm trên một viên Saphir khổng lồ, làm cho bầu trời có màu xanh dương.

Ngoài ra, Saphir cũng được cho là có khả năng chữa bệnh. Người châu Âu thời Trung Cổ tin rằng Saphir chữa được bệnh dịch hạch và các bệnh về mắt. Saphir cũng được cho là một loại thuốc giải độc.

Saphir còn là loại đá quý dành tặng vào kỷ niệm ngày cưới lần thứ 5 và 45.

Trang sức gắn đá quý Saphir (Ảnh: Trịnh Hoài Thu)

Đăng ký khóa học
Đăng ký khóa học
Đăng ký khoá học