Các bao thể hình bông tuyết trong Ruby Mong Hsu

Danh mục nội dung

Khe nứt được lấp đầy một phần với bao thể dạng bông tuyết quan sát được trong ruby Mong Hsu đã xử lý nhiệt với chất trợ dung (flux-heated). Ảnh phóng đại do Nattida Ng-Pooresatien cung cấp; trường quan sát 1.3 mm.

Hai nguồn cung cấp chính của ruby Myanmar ngày nay là Mogok và Mong Hsu. Mogok là nguồn cung cấp truyền thống của ruby đạt chất lượng ngọc. Ruby từ mỏ Mong Hsu nhìn chung chất lượng không cao bằng Mogok, và thường có tính phân đới với nhân màu tím thẫm, có mây và rất nhiều khe nứt. Với các đặc điểm như vậy, hầu hết các viên ruby đến từ mỏ này đều đã được xử lý nhiệt ở nhiệt độ vừa phải có sử dụng chất trợ dung để hàn các khe nứt, cải thiện độ tinh khiết và loại bỏ các đốm màu lam không mong muốn. Nhìn chung ruby Mong Hsu chưa xử lý nhiệt là rất hiếm.

Gần đây, tác giả đã kiểm tra một viên ruby cabochon màu đỏ huyết bồ câu nặng 0,79 ct. Phân tích hóa học và quan sát các dấu hiệu ngọc học bên trong cho thấy viên đá này xuất xứ từ Mong Hsu. Điều thú vị là, khi quan sát viên đá dưới kính hiển vi với sự sử dụng kết hợp chiếu sáng trường tối và chiếu xiên bằng đèn cáp quang thì thấy lộ ra một khe nứt mở chứa phần còn sót lại của chất trợ dung có hình giống như những bông tuyết (hình bên trên). Các hoa văn đó được tạo thành do sự kết tinh hay hóa mờ (devitrification) của tàn dư chất trợ dung dạng thủy tinh.

Bông tuyết là biểu tượng của mùa đông và là hình ảnh truyền thống của lễ Giáng sinh. Khe nứt lấp đầy một phần giống như các bông tuyết này là đặc điểm mà lần đầu tiên tác giả quan sát thấy trong ruby xử lý nhiệt kèm chất trợ dung.

Theo Nattida Ng-Pooresatien
Trong “MICRO-WORLD” Gems & Gemology, Winter 2020, Vol. 56, No. 4

Đăng ký khóa học
Đăng ký khóa học
Đăng ký khoá học