Tiêu chuẩn 4C của kim cương

Danh mục nội dung

1. Màu sắc (Color)

a.  Kim cương không màu

Màu sắc của kim cương thuộc nhóm không màu được định nghĩa là độ không màucủa nó (hình 2.8). Trong tiêu chuẩn GIA thì kim cương không màusẽ có các cấp từ D(trắng hoàn toàn) đếnZ(vàng nhạt). Từ D-F là những viên không màu, từ G-J là gần như không màu, K-M là hơi có màu, N-Y-Z là phớt vàng, phớt nâu tới vàng nhạt, nâu nhạt.

Thang phân cấp màu phổ biến nhất hiện nay được phát triển bởi Richard T Liddicoat, nhà khoa học tại Viện Ngọc học Mỹ (GIA) vào những năm 1950. Nó được mô tả là dải kim cương không màu từ D (không màu) tới Z (vàng nhạt, nâu nhạt hoặc xám nhạt). Ngày nay, thang phân cấp màu của GIA được sử dụng rộng rãi nhất trong hệ thống giám định kim cương không màu trên toàn thế giới và được gọi là thang phân cấp chất lượng kim cương không màu từ D – Z.

Thang phân cấp màu của GIA (Viện Ngọc học Hoa Kỳ)

Để phân cấp màu của kim cương không màu, các phòng giám định sẽ sử dụng bộ mẫu chuẩn được gọi là master stones. Đây là bộ màu đã được GIA xác định trong dải màu thông thường từ D tới Z, được dùng để so sánh với những viên kim cương cần được phân cấp chất lượng. Một số nơi sẽ sử dụng “Máy đo màu điện tử” (Electronic Colorimeter) hoặc “Máy đo màu kim cương” (Diamond Photometer) dựa trên nguyên lý xác định sự hấp thụ màu lam của kim cương, đại lượng này tăng tỷ lệ thuận với độ đậm của màu vàng trong kim cương.

b. Kim cương màu

Cũng giống như các đá màu khác, các thông số màu của kim cương màu bao gồm:

– Gam màu: cảm nhận ban đầu về màu sắc, màu nền của vật thể.

– Tông màu: độ sáng tối của một màu.

– Độ bão hòa màu:độ mạnh hay cường độ của màu, có các cấp độ từ xỉn tới tinh khiết hoặc tươi.

Cấp độ màu là sự kết hợp giữa tông màu và độ bão hòa màu, chỉ độ rõ ràng của màu sắc.

Không giống như giám định màu theo thang D – Z là dựa trên sự vắng mặt của màu sắc, thì việc giám định kim cương màu dựa vào sự hiện diện các yếu tố của màu như gam màu, tông màu, độ bão hòa màu. Kim cương màu được phân cấp chất lượng khi quan sát màu sắc từ trên mặt bàn chứ không phải từ phần đáy như đối với kim cương không màu.

 

2. Độ tinh khiết (Clarity)

Kim cương được hình thành sâu trong lòng đất, dưới nhiệt độ và áp suất cực lớn, nên hầu như tất cả các viên kim cương đều chứa một hoặc một vài “dấu vết” nào đó. Những viên kim cương nào chứa nhiều “dấu vết” như vậy sẽ ảnh hưởng tới ánh sáng truyền qua, ảnh hưởng tới mức độ hấp dẫn cũng như giá trị của nó.

Những “dấu vết” đó trên kim cương đã chế tác được chia thành bao thể bên trong (inclusions) và tì vết bên ngoài (blemishes). Tập hợp các bao thể bên trong và tì vết bên ngoài đó được gọi chung là dấu hiệu độ tinh khiết.

Độ tinh khiết của kim cương chỉ mức độ chứa tương đối các bao thể bên trong và các tì vết bên ngoài của viên kim cương đã được chế tác, được xác định bởi một nhà chuyên môn có đào tạo dưới độ phóng đại x10.

STT Ký hiệu theo GIA
Phân cấp
(Nếu có)
Định nghĩa tiếng Việt
1 Flawless (FL) Hoàn hảo, không có bao thể
2 Internally Flawless (IF) Không có bao thể bên trong
3 Very Very Slightly Included (VVS) VVS1 Bao thể rất rất nhỏ
VVS2
4 Very Slightly Included (VS) VS1 Bao thể rất nhỏ
VS2
5 Slightly Included (SI) SI1 Bao thể nhỏ
SI2
6 Included (I) I1 Có bao thể
I2
I3

 

Thang phân cấp độ tinh khiết của kim cương theo GIA

3. Trọng lượng (Carat weight)

Cara (carat), được viết tắt là ct, là đơn vị trọng lượng tiêu chuẩn dùng cho hầu hết các loại đá quý chứ không chỉ kim cương.

1 ct = 0.20 gr (200 mg) = 100 điểm (point, pt)

142 ct = 1 ounce

Phần lớn kim cương được sử dụng trên đồ trang sức nặng dưới 1 cara (hình 4.34). Trọng lượng cara thường được biểu thị dưới dạng số thập phân với hai chữ số sau dấu phẩy như 1.00 ct; 0.25 ct; 1.56 ct…

Trọng lượng kim cương thường được làm tròn như sau:

0.973 ⇒ 0.97

0.977 ⇒ 0.97

0.979 ⇒ 0.98

Cara được sử dụng như ngôn ngữ toàn cầu trong giao dịch kim cương và được đo lường thông qua những chiếc cân điện tử với độ chính xác cao.

 

Cân điện tử được dùng để cân trọng lượng của kim cương (Ảnh: De beers)

 

 

 

4. Chế tác (Cut)

Chế tác là quá trình “bẻ khoá” vẻ đẹp tiềm ẩn của một viên kim cương. Đội ngũ chuyên gia và những người thợ chế tác sẽ sử dụng những thiết bị hiện đại và bàn tay lành nghề của họ để biến một viên kim cương thô “lột xác” thành một viên kim cương đã được đánh bóng với hình dạng và kiểu chế tác xác định. Tuỳ thuộc vào sự lựa chọn và tay nghề của người thợ chế tác mà chúng có thể tương tác với ánh sáng để phô diễn một phần hoặc tối đa vẻ đẹp tiềm ẩn của mình.

Kiểu chế tác tròn tiêu chuẩn (Round Brilliant) là kiểu phổ biến nhất đối với kim cương và việc phân cấp chất lượng chế tác chỉ được áp dụng cho kiểu chế tác này.

Kiểu chế tác này thường bao gồm 58 mặt giác với tên gọi như sau:

Tên mặt giác

(Tiếng Việt)

Tên mặt giác

(Tiếng Anh)

Số lượng
Mặt bàn
Table facet
1
Mặt sao
Star facet 8
Mặt chính trên

(Mặt diều hay mặt vát)

Bezel facet 8
Mặt trên thắt lưng
Upper half facet
16
Mặt chính dưới
Pavilion facet
8
Mặt dưới thắt lưng Lower half facet 16
Tim đáy Culet 0 hoặc 1
Tổng
57 hoặc 58

Sự kết hợp của ba yếu tố sau giúp hình thành cấp chất lượng chế tác của một viên kim cương:

  • Độ cân đối (Proportion): là mối quan hệ giữa các phần khác nhau của một viên kim cương so với đường kính theo thắt lưng.
  • Độ hoàn thiện (Finish) bao gồm:
  • Độ đối xứng (Symmetry): là độ chính xác về hình dạng và sự sắp xếp của các mặt giác trên viên kim cương.
  • Độ bóng (Polish): là chất lượng đánh bóng bề mặt của viên kim cương đã chế tác.

Thang phân cấp chất lượng chế tác của kim cương được chia thành 5 cấp độ giảm dần bao gồm:

  • Hoàn hảo (Excellent)
  • Rất tốt (Very good)
  • Tốt (Good)
  • Trung bình (Fair)
  • Kém (Poor)

Các cấp chất lượng chế tác trong thang phân cấp của GIA (Ảnh: GIA)

 

5. Tính phát quang (Fluorescence)

Nhiều viên kim cương phát ra một thứ ánh sáng nhìn thấy được khi tiếp xúc với tia cực tím UV, hiện tượng này được gọi là phát huỳnh quang. Tia cực tím có mặt ở khắp nơi nhưng mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được. Chúng có trong ánh sáng mặt trời.

Theo nghiên cứu của GIA, có khoảng 35% kim cương đạt chất lượng đá quý biểu hiện tính chất phát quang. Phát quang màu lơ là phổ biến nhất, ngoài ra cũng xuất hiện một số màu khác như trắng, vàng, cam.

Kim cương ở điều kiện bình thường

Kim cương dưới tác dụng của tia cực tím

Hiện tượng phát quang màu lơ với cường độ mạnh có thể làm cho một viên kim cương màu vàng nhạt trông gần như không màu hay một viên kim cương có sắc vàng rõ trở nên trắng hơn dưới ánh sáng mặt trời. Lý do là màu xanh lơ và vàng là những màu đối lập trên bánh xe màu sắc nên chúng có xu hướng triệt tiêu nhau. Nếu viên đá phát quang quá mạnh thì nó làm cho viên đá trông hơi mờ và có ánh dầu. Điều này có thể làm giảm giá trị của viên kim cương.

Ngoài màu phát quang, cường độ phát quang của kim cương cũng phải được đánh giá ở các mức sau:

  • None/Negligible (Không đến trơ)
  • Faint (Yếu)
  • Medium (Trung bình)
  • Strong (Mạnh)
  • Very strong (Rất mạnh)

Trơ đến yếu

Yếu đến trung bình

 

Trung bình đến mạnh

Mạnh đến rất mạnh

6. Kích thước (Dimensions)

Ngoài trọng lượng, kích thước của kim cương cũng quan trọng không kém. Nó là thông số cơ bản giúp chúng ta:

  • Phân biệt một viên kim cương.
  • Chọn ổ trang sức phù hợp với viên.
  • Ước tính trọng lượng của viên kim cương được gắn trên đồ trang sức.
  • Đánh giá độ cân đối (chất lượng chế tác).

Viên kim cương được được đo bằng thước điện tử

Thông số kích thước của viên kim cương được đo tới hàng nghìn (sau dấu phẩy 3 số) và làm tròn tới hàng trăm (sau dấu phẩy 2 số).

Ví dụ: 5,65 – 5,66 x 3,12 mm

Với mỗi kiểu chế tác, kích thước được thể hiện như sau:

  • Tròn, kiểu tiêu chuẩn:

(Đường kính nhỏ nhất – Đường kính lớn nhất) x Tổng độ dày

  • Kiểu fancy (những kiểu chế tác khác ngoài tròn):

Chiều dài x chiều rộng x tổng độ dày

 

Cách đo chiều dài và chiều rộng của viên kim cương theo nhiều hình dạng khác nhau

 

Đăng ký khóa học
Đăng ký khóa học
Đăng ký khoá học