Hình 1: Hai viên kim cương nuôi HPHT: một viên chế tác tròn chuẩn 0,51 ct với màu lục phớt lam đậm rực rỡ (bên trái) và một viên kim cương hình hạt thóc mầu đen sặc sỡ nặng 1,56 ct (bên phải). Ảnh: Rhonda Wilson
Hình 2. Khi quan sát qua phần đáy, các đới màu phụ thuộc vào từng khu vực thấy hiện rõ ở cả viên chế tác tròn chuẩn (bên trái) và viên hình hạt thóc (bên phải; thị trường 7,19 mm). Vi ảnh của Taryn Linzmeyer
Phòng giám định Carlsbad đã nhận được hai viên kim cương được nuôi cấy bằng quy trình cao áp, cao nhiệt (HPHT) có phân đới màu thú vị. Viên kim cương chế tác tròn chuẩn 0,51 ct (hình 1, bên trái), được gửi đến để lấy chứng thư cho kim cương màu nuôi trong phòng thí nghiệm, đã xác định được cấp màu lục phớt lam rực rỡ. Viên hình hạt thóc 1,56 ct (hình 1, bên phải), được gửi đến lấy chứng thư tương tự LG-CD (Lab-Grown Colored Diamond), có màu đen sặc sỡ. Cả hai viên đá đều được xác định là đã được chiếu xạ nhân tạo. Số lượng lớn của các khuyết tật được tạo ra do chiếu xạ trong phòng thí nghiệm đã dẫn đến sự hấp thụ mạnh trong viên kim cương hình hạt thóc, tạo ra vẻ ngoài màu đen khá không thường gặp đối với kim cương nuôi trong phòng thí nghiệm. Khi quan sát từ phần đáy, sự phân đới màu phụ thuộc vào từng khu vực có thể nhìn thấy ở cả hai viên đá (hình 2).
Sự phân đới màu rõ rệt tương ứng với các vùng tăng trưởng là một đặc điểm của một số viên kim cương nuôi HPHT màu sặc sỡ (J.E. Shigley et al., “Gemesis laboratory-created diamonds,” Winter 2002 G&G, pp. 301–309; J.E. Shigley et al., “Lab-grown colored diamonds from Chatham Created Gems,” Summer 2004 G&G, pp. 128–145; S. Eaton-Magaña et al., “Observations on HPHT-grown synthetic diamonds: A review,” Fall 2017 G&G, pp. 262–284; Winter 2023 Lab Notes, pp. 489–490). Trong những viên đá được chiếu xạ cụ thể này, các vùng màu xanh truyền qua là do khiếm khuyết GR1 gây ra, khiếm khuyết này tạo ra sự hấp thụ chủ yếu ở phần màu đỏ của phổ khả kiến (ví dụ: C.D. Clark et al., “The absorption spectra of natural and irradiated diamonds,” Proceedings of the Royal Society of London A: Mathematical, Physical, and Engineering Sciences, Vol. 234, No. 1198, 1956, pp. 363–381). Nitơ có thể gây ra sự hấp thụ ở phần màu lam của phổ khả kiến, góp phần tạo ra màu vàng ở một số vùng sinh trưởng và, cùng với nhau, chúng có thể tạo ra màu xanh lục chung. Từ phần đáy của viên kim cương chế tác tròn chuẩn (hình 2, bên trái), các vùng màu vàng dường như khác biệt với màu lam, nhưng các thành phần màu này kết hợp lại tạo nên màu xanh lục khi nhìn từ trên xuống (hình 1, bên trái). Tương tự như vậy, màu xanh lục do các vùng màu vàng Ib và xanh lam IIb tạo ra, đã được mô tả trong một số viên kim cương nuôi HPHT trước đây (Shigley et al., 2004).
Những viên đá này cung cấp các ví dụ về những đặc điểm thú vị và nổi bật có thể quan sát được ở những viên kim cương màu được nuôi trong phòng thí nghiệm.
