Saphir (Sapphire)

Saphir có khá đa dạng về màu sắc, từ không màu đến lam, lục, vàng, hồng, tím…

Ý nghĩa

Saphir là biến loại màu sắc khác của corindon ngoại trừ màu đỏ. Saphir có khá đa dạng về màu sắc, từ không màu đến lam, lục, vàng, hồng, tím… tùy thuộc vào hàm lượng các nguyên tố vi lượng có mặt trong đá. Nếu chỉ nói là saphir không thì ta phải hiểu đó là biến loại màu lam (xanh dương) của corindon. Tên gọi “sapphire” có gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu lam. Màu này được tạo nên do sự có mặt đồng thời của cả sắt (Fe2+) và titan (Ti4+). Saphir màu lam (xanh dương) ở Việt Nam còn được gọi là “Lam ngọc”. 

   Saphir padparadscha: loại có màu da cam phớt hồng hoặc màu da cam, do sự có mặt của crom (Cr3+) cùng với sự có mặt của tâm màu.

    Saphir vàng: có màu do sự có mặt của sắt (Fe3+) cùng với tâm màu.

   Saphir không màu: khi không chứa bất kỳ nguyên tố vi lượng nào.

Saphir các màu khác nhau (Ảnh: Trịnh Hoài Thu)

Các tính chất cơ bản
Thành phần Al2O3
Hệ tinh thể Ba phương
Độ trong suốt Trong suốt đến đục 
Độ cứng Mohs 9
Tỷ trọng 3,95 – 4,05
Màu sắc Không màu, lam, da cam, hồng tím, vàng, lục, tím
Ánh Thủy tinh đến ánh kim cương 
Đa sắc Saphir: trung bình; lam (lam/ lam phớt lục); vàng và lục (có cường độ màu khác nhau); da cam (da cam/ không màu); tím (tím/ da cam)
Chiết suất 1,762 – 1,778
Lưỡng chiết, tính trục và dấu quang
0,008; một trục; âm
Phát quang Saphir lam: không hoặc đỏ nhạt

Saphir không màu: da cam, vàng, tím

Phổ hấp thụ (nm) Saphir lam: 471, 460, 455, 450, 379

Saphir vàng: 471, 460, 450

Saphir nâu: 471, 460 – 450

Nguồn gốc Magma, pegmatit, biến chất và biến chất trao đổi, sa khoáng
Nơi phân bố chính  Trên thế giới: Đông Phi, Australia, Myanmar, Việt Nam, Campuchia, Cashmir, Nigeria, Madagascar, Thái Lan, Mỹ,..

Ở Việt Nam: Qùy Châu (Nghệ An), Lục Yên (Yên Bái), Tây Nguyên

Đăng ký khóa học
Đăng ký khóa học
Đăng ký khoá học